Trong những năm gần đây, công nghệ sinh học ngày càng khẳng định vị trí và vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, trong đó có nông nghiệp. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số thành tựu công nghệ sinh học trong nông nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!.
Sơ lược về công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa học về sự sống, kết hợp với quy trình và thiết bị kỹ thuật. Với mục đích khai thác hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật và động vật để sản xuất các sản phẩm sinh học chất lượng cao ở quy mô lớn. Ngành công nghệ sinh học bao gồm: sinh học phân tử- di truyền, công nghệ tế bào động – thực vật; công nghệ enzym và protein tái tổ hợp, sinh thái học, vi sinh vật học, tin sinh học vv…
Công nghệ sinh học đã mang lại những hiệu quả to lớn trong các lĩnh vực công nghiệp, y dược, môi trường… đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Bằng việc cải thiện giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, vacxin vật nuôi hoặc tăng năng suất, chất lượng hay kháng bệnh, công nghệ sinh học ngày càng khẳng định vai trò của mình trong thời đại mới.
Ứng dụng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp hiện nay
Nền nông nghiệp Việt Nam đã có sự thay đổi đáng kể khi áp dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi. Qua đó giúp nâng cao năng suất cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị, tiết kiệm chi phí cho người nông dân, góp phần đem lại sự ổn định và bền vững của ngành nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế.
(Shop dinh dưỡng thể hình: Spartan Muscle)
Phương pháp nuôi cấy mô đã giúp hoạt động sản xuất diễn ra nhanh chóng hơn nhiều lần so với sử dụng phương pháp truyền thống. Chúng ta có thể sản xuất ra hàng loạt cây giống với chất lượng tốt và đồng đều, kháng được sâu bệnh mà không cần tốn nhiều thời gian như phương pháp giâm cành . Trong chăn nuôi giúp cho việc chọn lọc những đặc tính có lợi như giới tính, sức chống chịu bệnh và một số đặc tính nổi bật để đem lại hiệu quả cao về kinh tế.
Ngoài ra, công nghệ sinh học đã giúp phát triển nhiều loại vacxin trong chăn nuôi như: Vacxin tụ huyết trùng trâu bò, vacxin dịch tả vịt và Parvovirus lợn; một số loại phân bón vi sinh và phân hữu cơ sinh học; Giúp hạ giá thành và có thao tác đơn giản, dễ sử dụng và bảo quản…
Những thành tựu của công nghệ sinh học trong nông nghiệp
Tạo giống
Ứng dụng công nghệ sinh học để tạo ra những giống cây trồng – vật nuôi có tính trạng mong muốn như siêu nạc, nhiều sữa, nhiều hoa (đối với cây cảnh), …bằng phương pháp lai tạo dòng thuần hay giữa giống địa phương với giống ngoại nhập. Ví dụ như: vịt siêu trứng, vịt siêu thịt, … giúp sản phẩm có giá trị cao về mặt dinh dưỡng và kinh tế. Hay, lan đột biến gen với màu sắc độc đáo, thu hút được sự quan tâm của nhiều người . Lĩnh vực này đang phát triển mạnh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Thú y
Công nghệ sinh học đã giúp phát triển nhiều loại vacxin trong chăn nuôi để phòng tránh và điều trị một số loại bệnh trên vật nuôi. Tự sản xuất giúp giảm được giá thành và tăng thời gian bảo quản sản phẩm do giảm được thời gian vận chuyển hàng hóa.
Thuốc bảo vệ thực vật, chế phẩm sinh học
Nhiều chế phẩm thuốc bảo vệ thực vật sinh học được ứng dụng rộng rãi để trừ sâu khoang, sâu xanh hại rau, màu, bông, đay, thuốc lá. Những chế phẩm này giúp người nông dân hạn chế tác hại của sâu bệnh, chuột, … và cải thiện năng suất, chất lượng sản phẩm.
Từ những thông tin trên có thể thấy vai trò và thành tựu công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Đây là ngành học có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai giúp mang lại nhiều giá trị tích cực cho sự phát triển kinh tế – xã hội.
Nguồn: NongNghiepCongNgheCao.com