Header Ads Widget

Thuốc trừ sâu và phân bón dùng trong nông nghiệp hữu cơ

Thuốc trừ sâu và phân bón dùng trong nông nghiệp hữu cơ

Sản xuất nông nghiệp  hữu cơ có dùng thuốc trừ sâu không? Những phân bón nào được dùng trong canh tác hữu cơ? Quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ có gây hại cho môi trường không?

Đây luôn là những nỗi băn khoăn của người tiêu dùng khi nhắc đến thực phẩm hữu cơ. Bài viết này sẽ giải đáp cho bạn những thắc mắc đó. 



Thuốc trừ sâu có dùng trong sản xuất hữu cơ không?

Trái với nhiều người lầm tưởng, sản xuất nông nghiệp hữu cơ vẫn được dùng thuốc trừ sâu. Nhưng thuốc này chỉ được sử dụng trong trường hợp thật sự cần thiết, khi các biện pháp kiểm soát khác không còn hiệu quả.

Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong sản xuất theo hướng hữu cơ phải có nguồn gốc từ thiên nhiên như động vật, thực vật,  khoáng chất được khai thác từ lòng đất như thuốc làm từ dầu cây bạc hà, dầu sả. Các loại thuốc trừ sâu sinh học được dùng có tác dụng xua đuổi và diệt sâu bệnh có hại và không ảnh hưởng đến loài thiên địch, côn trùng có lợi .

Ngoài ra thuốc trừ sâu sinh học dùng trong canh tác hữu cơ phải trải qua quá trình phê duyệt khắt khe từ các tổ chức hữu cơ thế giới để đảm bảo không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng (Theo chứng nhận OMRI quốc tế ).

Hóa chất duy nhất không có nguồn gốc tự nhiên được phép sử dụng trong canh tác hữu cơ là pheromone có tác dụng cản trở quá trình giao phối của sâu bệnh. Tuy nhiên chất này chỉ được dùng trên bẫy côn trùng và không được phép dùng trực tiếp trên đất và cây trồng.

Phân bón nào được dùng trong sản xuất hữu cơ?

Phân bón được xem là thức ăn của đất và cây trồng giúp cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu để cây phát triển tốt, đảm bảo năng suất. Phân bón được chia thành ba loại: phân bón hữu cơ, phân bón hóa học và phân bón vi sinh.

Công nghệ sản xuất thực phẩm hữu cơ cho phép sử dụng phân hữu cơ và phân vi sinh vì hai loại này có nguồn gốc tự nhiên, không gây ô nhiễm môi trường và không độc hại cho sức khỏe người dùng, đồng thời phải được chứng nhận hữu cơ OMRI quốc tế. Các loại phân chuồng phải được ủ thật hoai trước khi trồng cây, và quy trình ủ phải được mô tả rõ để gửi cho tổ chức chứng nhận.

Nhìn chung người sản xuất hữu cơ phải tuân thủ các tiêu chí được công bố theo các chứng nhận như EU, USDA/NOP, JAS. Hàng năm việc thanh tra sản xuất của trang trại , kiểm tra các vật liệu đầu vào (phân bón, giống, phương thức sản xuất, mẫu vật sản phẩm) được tổ chức chứng nhận kiểm tra rất chặt chẽ trước khi được tái chứng nhận và cấp bằng chứng nhận hữu cơ.

Tuy nhiên, các loại phân này cũng hạn chế dùng trực tiếp lên cây trồng mà thường được ủ vào đất nhằm tạo độ tơi xốp, cải thiện kết cấu đất và trở thành nguồn dinh dưỡng cho cây trồng.

Nhằm cải thiện tình trạng đất phèn mặn tại nông trại, các kỹ sư của Everyday Organic đã ủ 6 tấn đá vôi vào 2000m² đất tại Hậu Giang. Ngoài ra, các kỹ sư cũng ủ phân vi sinh vào đất giúp cải thiện trạng thái đất, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho cây trồng.

Phương pháp quản lý sâu bệnh - chất lượng trong sản xuất hữu cơ

Điểm khác giữa nông nghiệp hữu cơ và thông thường là sự hạn chế sử dụng các biện pháp can thiệp bằng hóa chất. 

Có hai cách để quản lý sâu bệnh và dịch bệnh tự nhiên trong nông nghiệp chính là áp dụng biện pháp phòng và trừ. Các biện pháp phòng có tác dụng gián tiếp và cần thực hiện trong thời gian dài nên ít được sử dụng trong các nông trại sản xuất số lượng lớn.

Ngược lại, canh tác hữu cơ tập trung nhiều vào cái biện pháp phòng bệnh tự nhiên nhằm tạo ra hệ sinh thái nông nghiệp cân bằng, đa dạng từ đó hạn chế các nhân tố gây xáo trộn như sâu, côn trùng.

Các nông dân tại Everyday Organic áp dụng phương pháp những phương pháp phòng tự nhiên như canh tác nhiều loài, trồng cây luân canh và che chắn bằng nhà màng nhằm hạn chế tác nhân từ môi trường. 

Để hạn chế côn trùng gây hại, nông dân của Everyday Organic bảo vệ các loại cây bằng một “hàng rào” băng keo. Côn trùng sẽ bị thu hút bởi màu vàng của băng keo và dính vào bẫy. Cách này vừa hạn chế côn trùng gây hại, vừa không gây ảnh hưởng trực tiếp đến cây trồng. 

Như vậy sự khác biệt giữa sản phẩm hữu cơ so với các sản phẩm có chứng nhận khác là sản phẩm hữu cơ được sản xuất với sự nghiêm cấm sử dụng tất cả các loại chế phẩm, thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học.

Hy vọng bài viết này đã giải đáp những thắc mắc của bạn về vấn đề dùng thuốc trừ sâu và phân bón trong sản xuất hữu cơ.

Nguồn: NongNghiepCongNgheCao.com